[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Trả lời
Nha khoa KIM rất cảm ơn bạn Nguyễn Thắng đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi, về vấn đề “nhổ răng hàm dưới có đau không” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ giải đáp: Nhổ răng hàm dưới có đau không?
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng mà các bác sĩ sẽ chỉ định và tiến hành thực hiện nếu chiếc răng đó gặp vấn đề nhưng không thể điều trị hay phục hồi được:
Răng bị sâu, viêm chân răng, nhiễm trùng, viêm nha chu,… quá nặng, không thể phục hồi hay điều trị được.Nhổ răng sâu có nguy hiểm không tìm hiểu tại http://nhorangkhon.net/nho-rang-sau-co-nguy-hiem-khong/
Răng mọc lệch, mọc lộn xộn gây xô lệch cả hàm, mất thẩm mỹ, các biện pháp chỉnh nha – niềng răng không thể điều chỉnh được.
Răng hàm trên và hàm dưới khi gặp vấn đề đều gây tác động rất lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện bất kì chiếc răng nào có nguy cơ hoặc vừa phát sinh những bệnh lý về răng miệng, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở nha khoa có uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng diễn ra quá lâu có thể phải nhổ bỏ răng.
Nhổ răng hàm dưới có đau không?
Với câu hỏi của bạn Nguyễn Thắng đã gửi đến cho chúng tôi, bạn đang có một chiếc răng hàm bị sâu nặng và cần nhổ bỏ nhưng đang lo lắng về vấn đề “nhổ răng hàm dưới có đau không”. Trên thực tế, nhổ răng có nghĩa phải lấy chiếc răng đó ra khỏi xương ổ răng, tạo ra vết thương trên cung hàm và nướu nên chắc chắn sẽ gây đau nhức nhiều. Bên cạnh đó, việc nhổ theo phương pháp cũ, bác sĩ thường dùng các dụng cụ nha khoa để lấy trực tiếp chiếc răng đó ra khỏi xương hàm, tạo lỗ trống rất lớn và chảy máu nhiều.
Tuy nhiên, với phương pháp nhổ răng tại Nha Khoa KIM thực hiện bằng công nghệ siêu âm hiện đại, cộng với việc tiêm thuốc gây tê cục bộ nên quá trình nhổ răng hoàn toàn không gây đau nhức cho người bệnh hay xảy ra bất kì biến chứng nguy hiểm gì. Tiến trình được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng, mô mềm và xương ổ răng hạn chế tối đa các vết thương nên khi thuốc tê hết tác dụng, việc đau nhức được giảm đáng kể.
Nguồn bài viết: http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-duoi-co-dau-khong/<<
1. Những điều cơ bản cần biết về răng mọc ngầm
Đặc điểm đầu tiên về chiếc răng mọc ngầm này là mọc và nằm sâu bên trong xương hàm hoặc ngay dưới nướu nhưng không thể tách nướu ra để trồi lên được. Chiếc răng này có thể mọc đầy đủ như những răng bình thường nhưng cũng có thể ở dạng nang.
Răng mọc ngầm chia thành hai dạng là răng khôn mọc ngầm và răng thường mọc ngầm. Trường hợp răng khôn mọc ngầm phổ biến hơn cả. Răng thường mọc ngầm nếu không gây đau thì thường không bị khát hiện. Chi khi vô tình soi chụp mới phát hiện ra. Đây đều là biểu hiện của những bất thường và sai lệch trong mọc răng.
Bài viết khác
>>Nhổ răng khểnh đau không: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khenh-khong-dau-tu-van-bac-si/
>>Nhổ răng khôn kiêng ăn gì: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-kieng-an-gi/
2. Khi nào không cần nhổ răng mọc ngầm?
Việc nhổ răng ngầm được xem như là phẫu thuật vì phải tiến hành bộc lộ răng ở trong xương và nướu. Do đó, chỉ khi thật sự cần thiết mới phải nhổ răng. Trong trường hợp răng mọc ngầm sau khi chẩn đoán không gây ra hoặc không tiềm ẩn những nguy cơ thì không cần thiết phải nhổ.
Trường hợp không nhổ răng ngầm thường xảy ra với răng thường mọc ngầm. Những chiếc răng này mọc trong xương không gây ra đau đớn gì nên nếu đã mọc ổn định và lành tính thì có thể không phải tác động nhổ răng, nó sẽ nằm im trong xương hàm như thế.
3. Khi nào nên nhổ răng mọc ngầm
Nhổ răng mọc ngầm chỉ được chỉ định khi mà răng này có những dấu hiệu ác tính, ảnh hưởng đến các răng khác cũng như sự chắc khỏe của xương hàm.
Chỉ định nhổ răng mọc ngầm có hai trường hợp cụ thể sau đây:
– Răng khôn mọc ngầm: Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc ngầm đều được chỉ định nhổ. Bởi vì những chiếc răng này khi không thể trồi lên khỏi nướu nghĩa là khoảng trống trên cung hàm cho nó không đủ, buộc phải tìm hướng khác để mọc và chủ yếu là đâm nghiêng, đâm ngang sang chiếc răng bên cạnh. Đây là thế răng nguy hiểm cho răng hàm số 7. Nếu để lâu, răng hàm số 7 sẽ lung lay và yếu dần đi.
– Răng thường mọc ngầm ác tính: Là trường hợp nang răng vẫn tiếp tục phát triển, không dừng lại. Điều này sẽ khiến cho thể tích xương tại điểm này bị giảm dần đi. Khi thể tích xương hàm giảm thì độ cứng chắc của cả vòm hàm cũng không tốt. Nếu bị va chạm, vùng xương hàm này rất dễ bị gãy. Do đó, phẫu thuật nhổ răng ngầm này để xương tự bù sẽ tốt hơn. Ngoài ra, nếu răng thường mọc ngầm lành tính mà cản trở việc phục hình làm răng Implant hoặc chỉnh nha thì vẫn được chỉ định nhổ.
Xem thêm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-co-hai-khong/
1. Cách chữa sâu răng tại nhà bằng gừng và tỏi
Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
– Cách thực hiện:
Tỏi bạn đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu
Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu
Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng tại nhà cực kỳ đơn giản. Nhớ kiên trì thực hiện một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.
2. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng
Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm. Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả.
– Cách thực hiện:
Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm
3. Cách trị sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế
Dùng nguyên liệu hạt tiêu đen và húng quế cũng 1 trong những là cách trị sâu răng đơn giản và hiệu quả.
– Cách thực hiện:
Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.
4. Bột nghệ chữa sâu răng hiệu quả
Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau bạn sẽ thấy cơn đau được cắt giảm rõ rệt. Cũng như các phương pháp khác, dùng bột nghệ rất lành tính và không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào.
5. Cách chữa sâu răng dân gian bằng hoa cúc
Hoa cúc là vị thuốc Đông y chữa được nhiều bệnh, trong đó có sâu răng. Bạn chỉ cần ra chợ mua 5 bông hoa cúc vàng, sau đó ngắt hết cánh rửa sạch. Bớt lại một ít để nhai trực tiếp, số còn lại đem ngâm với 0,5 lít rượu trong khoảng 7-10 ngày thì bỏ ra sử dụng được.
Vào mỗi buổi sáng và tối, bạn súc miệng với 1 ngụm nhỏ rượu hoa cúc để diệt khuẩn, thực hiện liên tục trong 1 tuần những cơn đau răng sâu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
6. Chữa sâu răng nhờ lá bàng non
Vị chát của lá bàng được coi là “khắc tinh” của vi khuẩn gây sâu răng. Vào buổi sáng sớm, bạn hái 3-5 búp bàng non đem rửa sạch. Có thể nhai trực tiếp hoặc giã nát cùng với một chút muối trắng rồi lọc lấy nước đem súc miệng ngày 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
7. Lá ổi cách chữa sâu răng tại nhà nên biết
Chuẩn bị một nắm lá ổi non, sau đó đem giã nát rồi đắp vào chiếc răng sâu, bạn giữ trong khoảng 3-5 phút rồi bỏ ra và súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện bất cứ khi nào cơn đau tái phát, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi.
8. Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không
Lá trầu không kết hợp với rượu cũng là một trong những phương pháp trị sâu răng thường được áp dụng. Bạn hãy giã nát khoảng 3 lá trầu không rồi trộn với một chén rượu. Để khoảng 10 phút cho cặn lắng rồi gạn lấy phần nước trong.
Bạn chia hỗn hợp làm 2 phần đem súc miệng, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Thực hiện 2-3 lần trên ngày để thấy hiệu quả.
9. Lá trà xanh giảm đau răng sâu nhanh chóng
Hợp chất trong lá trà xanh mặc dù không chữa khỏi được sâu răng, nhưng nếu súc miệng nước lá trà xanh hàng ngày những cơn đau răng của bạn sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
10. Chữa trị sâu răng bằng cây lược vàng
Bạn nên chọn cây lược vàng trên 1 năm tuổi hoặc có trên 13 lá tính từ trên xuống dưới. Dùng 1-5 lá lược vàng tươi rửa sạch tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cho vào phích rồi dùng nước đun sôi đổ vào hãm trong 12 tiếng. Sử dụng nước lá lược vàng uống thay nước sẽ là cách chữa sâu răng hiệu quả.
1. Tại sao sau nhổ răng lại bị chảy máu?
Ngay ở gần chiếc răng bị nhổ, mạch máu ở các niêm mạc bị tổn thương khi răng được nhổ ra khỏi “ổ” của chúng gây ra chảy máu. Máu cũng có thể chảy từ màng xương hoặc đôi khi mạch máu lớn hơn bị đứt cũng có thể gây chảy máu.
Sau nhổ răng, do còn sót tổ chức hạt hay của chóp chân răng cũng gây hiện tượng chảy máu.
Trường hợp phía dưới răng bị nhổ là một tổ chức nền đang bị viêm. Khi răng bị nhổ đi, các mạch máu bị giãn ra do thành mạch bị biến đổi gây ra chảy máu như chúng ta thấy.
Hiện tượng chảy máu kéo dài thương do mạch máu lớn bị đứt sau nhổ răng, do vết rách rộng và nát làm cho máu lâu cầm. Đôi khi máu chảy kéo dài còn do vận động mạnh, mút chip,… hoặc bệnh nhân đang bị u máu xương hàm.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh liên quan đến bệnh máu như: Giảm tiểu cầu, Hemophilia,… dễ bị chảy máu lâu. Bệnh nhân thiếu vitamin C, nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang phải uống thuốc chống đông máu cũng bị chảy máu kéo dài sau nhổ răng, khi đó cầm máu sau khi nhổ răng sẽ khá vất vả và nguy hiểm cho bệnh nhân.
2. Cách cầm máu sau khi nhổ răng tốt nhất?
Muốn cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây chảy máu và chảy máu kéo dài. Nếu là chảy máu do nhổ răng bình thường thì chỉ cần cắn bông gạc ít phút máu sẽ tự đông. Trường hợp chảy máu lâu hơn cần được khám kỹ, có thể chụp phim Xquang để hỗ trợ chẩn đoán dựa vào từng nguyên nhân mà có cách xử trí thích hợp.
Bạn đọc quan tâm
Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu kéo dài để cầm máu sau khi nhổ răng hữu hiệu
– Nếu nguyên nhân do Adrenaline trong thuốc tê hoặc bia rượu thì chỉ cần cắn gạc trong 1h, kiêng bia rượu.
– Nếu do rách phần mềm hay vỡ xương ổ răng thì rửa sạch, khâu phục hồi và cắn gạc chờ đông máu.
– Nếu do sót tổ viêm thì cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch cắn gạc tẩm oxy già
– Nếu do đứt mạch máu thì tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu sau đo khâu ép lại.
3. Đề phòng chảy máu kéo dài sau nhổ răng
Bác sỹ Nha khoa cho biết, cách hữu hiệu để tránh tình trạng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng là trước khi nhổ răng bác sỹ phải kiểm soát được tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được khám kỹ, trình bày tiền sử bệnh, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và quan trọng là kỹ thuật nhổ răng nhẹ nhàng, tránh tổn thương sâu vào các niêm mạc và các tổ chức quanh răng.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng an toàn
Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân khi muốn nhổ răng cần phải chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, bác sỹ có tay nghề, có đầy đủ khả năng kiểm soát khủng hoảng trong hỗ trợ điều trị. Có như thế mới tránh được chảy máu kéo dài sau nhổ răng và cầm máu sau khi nhổ răng nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt nên tiến hành nhổ răng bằng kỹ thuật hiện đại mới có thể kiểm soát tốt được tất cả các tình huống có thẻ xảy ra, trong đó có việc chảy máu kéo dài, máu không đông,…
Khi nào nên nhổ răng số 8?
Hầu hết các trường hợp răng khôn đều được chỉ định nhổ bỏ vì đa phần là răng khôn mọc lệch, mọc ngược, lợi trùm,… Trong những tình huống này, răng khôn không có giá trị chức năng hay thẩm mỹ gì. Trái lại còn dẫn đến nuy cơ của nhiều bệnh lý như hôi miệng, sâu răng, cao răng, nghiêm trọng là làm răng hàm số 7 bên cạnh bị yếu đi theo thời gian do bị răng 8 đâm vào. Nhiều người đã nhổ răng 8 từ rất sớm để phòng tránh những nguy cơ phát sinh từ chiếc răng này.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng 8 hữu ích với việc ăn nhai. Đó là khi răng mọc ngay ngắn, thẳng hàng lối, tròi lên khỏi nướu và nướu bám sát thành viền giống như các răng khác. Chiếc răng 8 này có thể tạo thành với toàn hàm một hệ răng ăn nhai hoàn chỉnh với lực nhai đầy đủ. Khi đó, răng 8 có răng có ích nên không cần phải nhổ răng khôn.
>>Răng đang đau có nhổ được không
Dựa trên những căn cứ này bạn có thể quan sát tình trạng răng cụ thể để biết khi nào phải nhổ răng số 8. Nếu mà thấy mặt răng bị nghiêng về phía răng hàm số 7 thì nhiều khả năng răng sẽ mọc lệch và đang theo hướng đâm vào răng hàm số 7. Tình huống này khá “nguy hiểm” đối với chiếc răng được xem là răng ăn nhai quan trọng này. Khi đó, nhổ răng 8 là cần thiết. Nhưng bạn cũng có thể theo dõi thêm một thời gian nữa để xem thế mọc của răng có đúng như phán đoán hay không, có bị lợi trùm hay không, tỷ lệ nhô lên khỏi mặt nướu là bao nhiêu, vạt lợi bám chắc hay lỏng lẻo với thân răng, độ lớn của răng 8 như thế nào, có gây vướng cho răng hàm trên và gây cắn cạnh má trong khi ăn nhai không?… Tất cả những dấu hiệu này đều không tốt cho tình trạng răng miệng nói chung. Khi đó, nhổ răng số 8 là việc nên làm vì sức khỏe của cả khuôn răng.
Như vậy, để biết khi nào nên nhổ răng số 8 bạn cần phải theo dõi tiến trình mọc răng cụ thể từ lúc mới xuất hiện cho đến khi trồi lên khỏi mặt nướu, nếu nhận thấy có những dấu hiệu không bình thường của răng, khác với các răng khác thì nên đi bác sỹ nha khoa khám để xác định chính xác có nên nhổ hay không. Bạn cứ yên tâm chờ thêm một thời gian nữa để thân răng mọc rõ ràng.